Ipo ( Initial Public Offering Là Gì ? Ưu Điểm Và Hạn Chế Phát Hành Công Khai Lần Đầu

*

IPO (Initial Public Offering) là thuật ngữ không còn xa lại với dân tài chính và những người quan tâm đến chứng khoán. Không chỉ dành cho tiền pháp định, IPO cũng là thuật ngữ được sử dụng trong thị trường tiền ảo. Vậy IPO là gì và tại sao một công ty lại cần phải phấn đấu để được IPO, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Đang xem: Initial public offering là gì

IPO là gì?

IPO (Initial Public Offering) để chỉ những lần phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Nhiều công ty chọn cách huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu. Cổ phiếu là một loại chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ chứng nhận việc một người đầu tư vào công ty phát hành cổ phiếu.

Có nhiều cách phát hành cổ phiếu như Public (phát hành ra công chúng) hoặc Private (phát hành riêng lẻ). Và nếu đó là lần đầu tiên công ty huy động vốn từ công chúng sẽ được gọi là Lần phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu, hay gọi ngắn gọn là IPO.

Đối với các công ty truyền thống, họ có nhiều lựa chọn để tăng vốn cần thiết cho việc phát triển và mở rộng. Một công ty có thể bắt đầu với quy mô nhỏ và tăng trưởng lợi nhuận theo quy mô.

Tuy nhiên, các công ty cũng có thể xem xét các nhà đầu tư bên ngoài để hỗ trợ sớm, cung cấp cho họ một dòng tiền nhanh chóng nhưng thường đi kèm với việc đánh đổi một phần quyền sở hữu. Một phương pháp cho thấy các công ty đi công khai, kiếm tiền từ các nhà đầu tư cá nhân bằng cách bán cổ phiếu thông qua một đợt chào bán công khai ban đầu (IPO).

Tại sao lại cần phải IPO?

Công ty thực hiện IPO bởi lý do chính là cần gia tăng nguồn vốn cho công ty để mở rộng sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp muốn phát triển cần phải có vốn và lên sàn chính là cách có vốn nhanh chóng, hiệu quả nhất. Nguồn vốn sẽ ra tăng một cách đáng kể và mở ra cơ hội tài chính lớn.

IPO cũng có thể giúp nhân viên trong công ty sở hữu được một lượng cổ phiếu nào đó từ công ty mình. Từ đó giúp tạo lòng tin vững vàng hơn cũng như giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Bởi họ đang phấn đấu vì chính tài sản của mình.

Ngoài ra IPO cũng đem lại những lợi ích khác như:

Tăng vị thế, uy tín đối với doanh nghiệp sau IPO. Thực sự uy tín là điều rất khó đánh giá, tuy nhiên khi IPO bắt buộc công ty phải minh bạch và công khai hơn, đặc biệt khi niêm yết công ty còn phải chịu trách nhiệm và theo luật chứng khoán. Do đó, có sự tin tưởng của đối tác kinh doanh cũng như có thể trả lãi thấp hơn khi đi vay vốn.Huy động vốn cho quá trình phát triển, IPO xong công ty tiếp cận với thị trường chứng khoán. Mà bản chất của thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn. Ngay lúc IPO, công ty cũng có thể huy động được nguồn tiền lớn để phục vụ kinh doanh.Công ty có thể dễ dàng thưởng cổ phiếu cho lãnh đạo và nhân viên. Điều này hấp dẫn nhân viên hơn vì có thể bán dễ dàng, qua đó có thể tuyển dụng nhân tài tốt hơn.Công ty dễ dàng trong hoạt động mua bán & sáp nhập (M&A), một công ty đại chúng có thể dễ dàng sử dụng cổ phiếu của mình để mua lại công ty khác.

Bên cạnh những ưu điểm trên, IPO cũng có những mặt bất lợi như

Tốn kém chi phí khi IPO. Chi phí này gồm chi phí khi IPO như thuê đơn vị tư vấn và các chi phí để duy trì công ty cổ phần đại chúng.Diễn biến giá cổ phiếu có thể khiến ban lãnh đạo phân tâm trong hoạt động quản lý. Thay vì chú ý để cải thiện các chỉ số kinh doanh, tài chính thì lại đánh giá dựa vào tăng giảm giá cổ phiếu.Công ty có thể bị lộ các bí mật và phương thức kinh doanh đối với các đối thủ cạnh tranh.Luôn có áp lực duy trì sự tăng trưởng trước các nguồn đầu tư vốn đầu tư từ thị trường hoặc cổ đông.Lãnh đạo có thể sẽ bị giảm quyền kiểm soát, hoặc sẽ dễ bị phạt do giờ phải tuân theo luật chứng khoán nữa.

Điều kiện để thực hiện IPO

IPO tại Mỹ

Mỹ có 3 sàn giao dịch chứng khoán lớn bao gồm:

New York Stock Exchange (NYSE)National Association of Securities Dealers Automated Quotation System (NASDAQ)American Stock Exchange (AMEX)

Quá trình IPO trên sàn chứng khoán Mỹ được quy định bởi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).

Để được niêm yết trên sàn, các công ty phải đạt được các yêu cầu chung dưới đây.

Công ty phải có tối thiểu 1.250.000 cổ phiếu được giao dịch công khai khi bắt đầu niêm yết.Giá chào bán tính tại thời điểm niêm yết của cổ phiếu là 4USD.Phải có 3 nhà tạo lập thị trường (tổ chức, cá nhân đứng ra giao dịch) trở lên cho cổ phiếu.

Ngoài những yêu cầu trên, các công ty phải đáp ứng ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau

Tiêu chuẩn Thu nhập: Công ty phải có lợi nhuận trước thuế trong ba năm liền kề trước đó ít nhất là 11 triệu USD, trong hai năm trước ít nhất là 2,2 triệu USD và không có năm nào trong ba năm trước bị lỗ ròng.Tiêu chuẩn Dòng tiền: Công ty phải có dòng tiền tối thiểu ít nhất là 27,5 triệu USD trong ba năm tài chính gần nhất, không có dòng tiền âm trong bất kỳ ba năm trên. Ngoài ra, vốn hóa thị trường trung bình của công ty trong 12 tháng trước phải đạt ít nhất 550 triệu USD và doanh thu trong năm tài chính trước đó phải đạt tối thiểu 110 triệu USD.Tiêu chuẩn Doanh thu: Các công ty có thể không cần đáp ứng yêu cầu về dòng tiền nếu vốn hóa thị trường trung bình của công ty trong 12 tháng qua đạt ít nhất 850 triệu USD và doanh thu trong năm tài chính trước đó đạt ít nhất 90 triệu USD.Tiêu chuẩn Tài sản & vốn chủ sở hữu: Các công ty có thể không cần xem xét các yêu cầu về dòng tiền và doanh thu, và giảm yêu cầu về vốn hóa thị trường xuống 160 triệu USD nếu tổng tài sản của công ty đạt ít nhất 80 triệu USD và vốn chủ sở hữu của cổ đông chiếm ít nhất 55 triệu USD.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chuyển Tiền Vào Tài Khoản Của Mình, Cách Gửi Tiền Vào Thẻ Atm Đơn Giản Nhất Năm 2020

Sau khi công ty được niêm yết trên thị trường, nó phải duy trì các tiêu chuẩn nhất định để tiếp tục giao dịch. Việc không đáp ứng được các thông số kỹ thuật được quy định bởi sở giao dịch chứng khoán sẽ dẫn tới việc hủy bỏ niêm yết.

IPO tại Việt Nam

Ở Việt Nam, theo qui định của Nghị định 48/1998/-NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán và Thông tư 01/1998/TT-UBCK hướng dẫn Nghị định 48/1998/-NĐ-CP, tổ chức phát hành phát hành IPO phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;Hoạt động kinh doanh có lãi trong 2 năm liên tục gần nhất;Thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) có kinh nghiệm quản lý kinh doanh.Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu.Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu tư ngoài tổ chức phát hành; trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cổ phần của tổ chức phát hành.Cổ đông sáng lập phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm giữ mức này tối thiểu 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành.Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.

Những điểm thuận lợi và bất lợi khi thực hiện IPO

Những điểm thuận lợi

– Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng hơn và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty thường cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm.

– Phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hàng với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Ví dụ như các cổ phiếu của các công ty đại chúng dễ dàng được chấp nhận là tài sản cầm cố cho các khoản vay ngân hàng. Ngoài ra, việc phát hành chứng khoán ra công chúng cũng giúp công ty trở thành một ứng cử viên hấp dẫn hơn đối với các công ty nước ngoài với tư cách làm đối tác liên doanh.

– Phát hành chứng khoán ra công chúng giúp công ty có thể thu hút và duy trì đội ngũ nhân viên giỏi bởi vì khi chào bán chứng khoán ra công chúng, công ty bao giờ cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu, nhân viên của công ty sẽ trở thành cổ đông, và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này đã làm cho nhân viên của công ty làm việc có hiệu quả hơn và coi sự thành bại của công ty thực sự là thành bại của mình.

– Phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty có cơ hội tốt để xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp cũng như xây dựng được một chiến lược phát triển rõ ràng. Công ty cũng dễ dàng hơn trong việc tìm người thay thế, nhờ đó mà tạo ra được tính liên tục trong quản lý. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các uỷ viên quản trị không trực tiếp tham gia điều hành công ty cũng giúp tăng cường kiểm tra và cân đối trong quản lý và điều hành công ty.

– Phát hành chứng khoán ra công chúng làm tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty phải được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý qui định. Chính điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn.

Những điểm bất lợi

– Phát hành cổ phiếu ra công chúng làm phân tán quyền sở hữu và có thể làm mất quyền kiểm soát công ty của các cổ đông sáng lập do hoạt động thôn tín công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu về quyền sở hữu của công ty luôn luôn bị biến động do chịu ảnh hưởng của các giao dịch cổ phiếu hàng ngày.

– Chi phí phát hành chứng khoán ra công chúng cao, thường chiếm từ 8-10% khoản vốn huy động, bao gồm các chi phí bảo lãnh phát hành, phí tư vấn pháp luật, chi phí in ấn, phí kiểm toán, chi phí niêm yết… Ngoài ra, hàng năm công ty cũng phảI chịu thêm các khoản chi phí phụ như chi phí kiểm toán các báo cáo tài chính , chi phí cho việc chuẩn bị tài liệu nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và chi phí công bố thông tin định kỳ.

– Công ty phát hành chứng khoán ra công chúng phải tuân thủ một chế độ công bố thông tin rộng rãi, nghiêm ngặt và chịu sự giám sát chặt chẽ hơn so với các công ty khác. Hơn nữa, việc công bố các thông tin về doanh thu, lợi nhuận, vị trí cạnh tranh, phương thức hoạt động, các hợp đồng nguyên liệu, cũng như nguy cơ bị rò rỉ thông tin mật ra ngoài có thể đưa công ty vào vị trí cạnh tranh bất lợi.

– Đội ngũ cán bộ quản lý công ty phải chịu trách nhiệm lớn hơn trước công chúng. Ngoài ra, do qui định của pháp luật, việc chuyển nhượng vốn cổ phần của họ thường bị hạn chế.

Xem thêm: Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải : Cao Nhất 22, Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải

Lời kết

Như vậy, có thể thấy IPO là một quy trình tài chính khá phức tạp có đòi hỏi cao nhưng cũng mang lại nhiều lợi ích to lớn về nhiều mặt. Những giá trị nó mang lại không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn với các nhà đầu tư trên thị trường. Nó là bước khởi đầu cho quá trình một doanh nghiệp công khai giá trị hoạt động tài chính của bản thân. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu thêm phần nào về IPO để có kế hoạch tài chính hiệu quả và phù hợp.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: thông tin cần biết