Trong thực tế có rất nhiều mô hình kinh tế khác nhau, trong đó mô hình kinh tế thị trường được đánh giá là tối ưu nhất và hiện được các quốc gia theo đuổi. Dù có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị, điều kiện phát triển…thì việc nghiên cứu sự phát triển của mô hình này chưa bao giờ dừng lại. Vậy kinh tế thị trường là gì ? Mô hình này ở Việt Nam ra sao? Hãy cùng Top Kinh Doanh tìm hiểu chi tiết dưới đây:
Kiến thức kinh tế thị trường?
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường.
Đang xem: Kinh tế thị trường là gì
Để hiểu rõ hơn quy luật cung cầu bạn có thể xem qua bài viết: Cung cầu là gì? Quy luật cung cầu và giá cả thị trường, tiền tệ.
Kinh tế thị trường là gì?
Kinh tế thị trường đã có mầm móng trong xã hội nô lệ, hinh thành trong xã hội phong kiến và phát triển mạnh mẽ trong xã hội tư bản chu nghĩa. Như vậy, nền kinh tế thị trường ra đời ở thời điểm có sự xuất hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường và phát triển mạnh mẽ nhất ở thời kỳ kinh tế hoạt động chủ yếu dựa vào việc phân bổ các nguồn lực.
Tùy thuộc vào chế độ chính trị và điều kiện phát triển của quốc gia hay vùng lãnh thổ thì kinh tế thị trường có rất nhiều hình thức khác nhau như: tự do, xã hội, nhà nước, xã hội chủ nghĩa…
Đặc điểm kinh tế thị trường
Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường bằng luật pháp, tạo ra các điều kiện tốt nhất cho thị trường hoạt động, điều tiết toàn bộ nền kinh tế bằng các công cụ kinh tế hợp pháp và khắc phục những thất bại của thị trường.Hàng hóa, lao động, dịch vụ phải được tự do trao đổi trên thị trường, các công cụ điều tiết thụ trường như tỷ giá ngoại tệ, tiền lương, giá cả, lãi suất ngần hàng…phải được hình thành trên cơ sở thị trường.Cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động của thị trường dưới sự điều tiết của quy luật kinh tế thị trường như cung cầu, giá cả và cạnh tranh. Thị trường hoạt động phải đảm bảo bình đẳng và tự chủ của các thành phần kinh tế tham gia thị trường, quyền lợi như nhau trong việc tham gia, rút khỏi, tự do kinh doanh.Thị trường là cơ sở cho việc phân bố hiệu quả các nguồn lực kinh tế, khác biệ hẳn với nền kinh tế hiến vật hay kế hoạch hóa tập trung.Sản phẩm và dịch vụ do lao động tạo ra là hàng hóa được trao đổi dựa trên nguyên tắc thị trường và theo giá cả thị truòng
Có rất nhiều loại kinh tế thị trường cơ bản sau:
Kinh tế thị trường xã hội (Social market economy)Kinh tế thị trường tự do (Liberal market economy)Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (Trung Quốc).Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Việt Nam)Kinh tế thị trường tư bản nhà nước.
Trong đó 2 mô hình kinh tế thị trường tư bản và định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhận được sự quan tâm nhiều nhất. Chính vì vậy, Top Kinh Doanh sẽ tập trung giải thích 2 khái niệm cho bạn dễ hiểu nhất.
Xem thêm: Cách Chuyển Tiền Vào Thẻ Atm Vietinbank Qua Atm Và Mức Phí Phải Trả
Các loại kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường tư bản là mô hình dựa trên sở hữu của tư nhân với tư liệu sản xuất và hoạt động sản xuất với mục đích chính gắn liền với lợi nhuận.
Các đặc điểm dễ nhận thấy nhất của kinh tế thị trường tư bản là:
Tài sản tư nhân chiếm phần lớn.Tích lũy tư bản.Lao động tiền lương.Trao đổi hàng hóa trên nguyên tắc tự nguyện.Giá cả và thị trường cạnh tranh lành mạnh.
Thị trường tư bản được vận hành được quyết định bởi người sở hữu tài sản, tư liệu sản xuất hoặc khả năng tạo ra thị trường tài chính. Trong đó, giá cả của sản phẩm và dịch vụ được quyết định bởi sự cạnh tranh trong thị trường.
Đại hội XIII của Đảng (2021) xác định: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước”.
Xem thêm: Catalogue Là Gì ? Những Đặc Trưng Cơ Bản Về Catalogue Những Đặc Trưng Cơ Bản Về Catalogue
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế được vận hành dựa trên mối quan hệ giữa người mua và người bán theo quy luật cung cầu, để xác định giá cả thông qua giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ sẵn sàng giao dịch trên thị trường. Những mô hình kinh tế thị trường phổ biến hiện nay: xã hội, tự do, tư bản nhà nước, xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, xã hội chủ nghĩa Việt Nam.